1

Nội Dung Bài Viết




1.  Xem Video


[Thiên Nhiên] Núi Lửa. Từ đâu ra ? Trong núi lửa có gì


2.  Núi lửa là gì?


  • Nói một cách đơn giản, thì ngọn núi này có miệng ở đỉnh, theo thời gian thì ngọn núi này phun ra khoáng chất, các khoáng chất nóng chảy này là dung nham.
  • Dung nham chính là các loại đá nóng chảy, khi phun trào từ núi lửa, dung nham ở thể lỏng, ở nhiệt độ khoảng 700 °C đến 1.200 °C
  • Núi lửa xảy ra trên bề mặt vỏ trái đất, hoặc trên các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn.
  • Tên gọi núi lửa trong tiếng anh là VOLCANO, được lấy từ thần lửa và thợ rèn Vulcal trong thần thoại Hy Lạp, tên này cũng được đặt cho quần đảo núi lửa ở Italy.
  • 3.  Nguyên nhân hình thành núi lửa


  • Núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái đất rất nóng, càng đi sâu về phía tâm Trái đất, nhiệt độ càng tăng lên.
  • Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ ở đây nóng tới mức có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá.
    →Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn.
  • Tại một số khu vực trên Trái đất, các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất ở bên dưới những ngọn núi này không lớn nên một hồ chứa đá nóng chảy, hay còn gọi là mắc ma hình thành bên dưới.
  • Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên, khi áp lực hồ mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên và tạo thành núi lửa.
  • 4.  Hiện tượng phun trào núi lửa


  • Trong quá trình phun trào
  • Khí ga nóng và các chất rắn khác cũng bị hất tung lên không trung.
    1. Những chất được phun trào ra từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống, xuống sườn núi và chân núi, hình thành một ngọn núi hình nón.
  • Núi lửa có sức công phá hủy diệt.
    1. Có ngọn núi lửa phun trào dữ dội, tiêu diệt mọi thứ trong bán kính một dặm chỉ trong vòng vài phút
    2. Có ngọn núi lửa lại rỉ nham thạch ra từ từ, rất chậm, thậm chí chúng ta có thể đi gần nó một cách an toàn.
  • Thật ra thì núi lửa phun trào cũng có mặt tốt
    1. Khí sulfur dioxide sinh ra trong quá trình núi lửa phun trào, sẽ kết hợp với mây trong bầu khí quyển trái đất, và trên bề mặt trái đất chúng ta được phủ bởi lớp SO2 vừa tạo thành này,
      →Nên khi ánh mặt trời chiếu vào, sẽ bị phản chiếu lại vũ trụ, hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

    5.  Các hoạt động của núi lửa.


     ●  Núi lửa còn hoạt động

  • Thật ra để xác định nó còn hoạt động cũng khá khó
    1. Ví dụ như có một ngọn núi lửa, các nhà khoa học căn cứ có xảy ra động đất nhiều hay không, hoặc lượng khí ga thoát ra có vượt ngưỡng cho phép.
    2. Hoặc nó đã từng phun trong 10.000 năm qua chưa.
  • Ngày nay, các ngọn núi lửa đang hoạt động nằm ở Thái Bình Dương.
  • Ước tính khoảng 500 triệu người sống ở khu vực núi lửa hoạt động.
  •  ●  Núi lửa đã tắt

  • Là ngọn núi không còn khả năng phun trào nữa, do nguồn mắc ma trong đó đã cạn kiệt.
  • Có thể kể đến như ngọn núi Shiprock ở Mĩ, hay Lâu đài Edinburgh ở Scotland được xây trên ngọn núi đã tắt.
  •  ●  Núi lửa nằm ở dạng ngủ yên

  • Là dạng khó lường nhất, vì nó đã không phun nhiều thế kỉ, nhưng đột nhiên lại bắt đầu hoạt động trở lại.
  • Như ngọn Yellowstone ở Mĩ, ngủ 700.000 năm nhưng phun trở lại, hay siêu núi lửa lớn nhất thế giới Toba ở Indonesia, đã hoạt động lại sau 380.000 năm ngủ yên.
  • 6.  Hậu quả của núi lửa phun trào


     ●  Làm thay đổi địa hình

  • Khi phun trào, dung nham núi lửa quánh lại.
  • Thường tạo thành các dạng địa hình thoải như vòm thoải cao nguyên, hoặc lớp phủ dung nham.
  • Núi lửa phun làm đất bị nứt gãy, biến đất đai đó khô cằn, khó canh tác, điều này khó khăn cho người nông dân sống quanh đó.
  •  ●  Động đất, sống thần

  • Các hoạt động địa chấn xảy ra thường xuyên, vì mắc ma di chuyển theo họng núi lửa từ dưới sâu lên, cọ sát tạo nên các chấn động kèm tiếng nổ lớn.
  • Từ động đất, liên tiếp gây ra các hiện tượng trượt lở đất, các tảng đá lăn xuống gây nguy hiểm cho tính mạng.
  • Các vụ núi lửa hoạt động ở vùng biển, có thể tạo ra những con sóng với độ cao khủng khiếp, càn quét cả những căn nhà cao nhất.
  •  ●  Ô nhiễm

  • Khi núi lửa phun trào, lượng khí lưu huỳnh được phun ra và tích tụ lại trong bầu trời.
  • Khói bụi sẽ làm giảm chất lượng không khí
  • Ngoài ra, núi lửa phun ở biển, sẽ gây ô nhiễm nước, các sinh vật biển bị đe dọa.
  • Núi lửa phun gây ra tiếng động dữ dội, gây ô nhiễm âm thanh và sợ hãi cho con người.
  •  ●  Biến đổi môi trường

  • Núi lửa phun có nguy hại về mặt sinh học nữa, cụ thể nó làm thay đổi môi trường sống.
  • Rừng ở gần khu vực núi lửa sẽ bị cháy, các loài động vật tự nhiên sẽ bị đe dọa, các tài nguyên sinh học dần cạn kiệt, hay môi trường tự nhiên của con người bị biến chất.
  • 7.  Những sự thật thú vị về núi lửa


  • Tại Úc, quê hương của các chú Kangaroo, không hề có một ngọn núi lửa nào trên lãnh thỗ.
  • Còn ở quốc đảo Iceland gần nước Anh, núi lửa nhiều đến mức họ tận dụng làm nhà máy nhiệt.
  • Biển là quê hương của những ngọn núi lửa, các núi lửa phun trào ở biển thường tác động lớn hơn, ngọn núi lớn nhất từng được ghi nhận phun trào ở độ sâu 1200m.
  • Tổng cộng, trên hành tinh ta có khoảng một nghìn núi lửa, nhưng hằng năm chỉ có 0.02% trong số đó phun trào.
  • Dù ở gần miệng núi lửa thì vô cùng nguy hiểm, nhưng tại Tây Ban Nha, có một nhà thờ được xây trên miệng núi lửa.
  • Thực tế thì các hành tinh khác cũng có núi lửa, ngọn núi lửa cao nhất hệ mặt trời nằm ở sao Hỏa, nó có tên là Olympus Mons, với chiều cao lên tới tận 27km, đường kính rộng khủng khiếp là 550km.




  • Bài Viết Liên Quan