1

Nội Dung Bài Viết




1.  Xem Video


【Thiên Nhiên】Hình thành và kết thúc của Mặt Trời #1


2.  Mặt trời là gì?


  • Hệ mặt trời
    1. Tập hợp nhiều hành tinh có thể kể đến như Trái đất chúng ta, hay sao Hỏa, sao Thủy và nhiều hành tinh khác.
    2. Các ngôi sao này đều quay quanh mặt trời.
  • Mặt trời
    1. Là một ngôi sao trung tâm trong Hệ mặt trời
    2. Nếu tính riêng khối lượng mặt trời, nó nặng hơn tất cả các ngôi sao trong Hệ mặt trời cộng lại.
    3. Khoảng cách giữa mặt trời và trái đất rất lớn, lên tới xấp xỉ 150 triệu km.
    4. Thành phần chính của mặt trời gồm các hạt Plasma, và các chất khí như Hidro, Heli.
      → Vì thế nên mặt trời có sức nóng rất lớn, lên tới 15 triệu Độ C, khiến mọi thứ gần nó tan chảy ngay lập tức.

    3.  Sự hình thành của mặt trời


  • Mặt trời hình thành cách đây đã 4,6 tỉ năm, sau khi xảy ra vụ nổ Bigbang.
  • Trong vũ trụ sơ khai của chúng ta, chỉ có những đám mây khổng lồ, và các nguyên tử khí chuyển động hỗn loạn.
  • Sau đó, vũ trụ của chúng ta lạnh đi, khiến đám mây và phần tử khí co lại.
  • Làm cho nhiệt độ bề mặt tăng lên, các đám mây bắt đầu phát sáng, cộng với các phân tử khí tác động với nhau, lúc này thì ngôi sao mặt trời được hình thành.
  • Ước tính ngôi sao này sẽ tồn tại thêm 10 tỉ năm nữa.
  • 4.  Vai trò của mặt trời


  • Năng lượng mặt trời là gì
    1. Năng lượng mặt trời hay còn gọi là nhiệt năng, được lấy từ ánh sáng phát ra từ mặt trời.
  • Từ đó, nhiệt năng mặt trời được ứng dụng trong cuộc sống như :
    1. Đun sôi bình nước nóng
    2. Thắp sáng bóng đèn
    3. Dùng để sạc pin chạy bằng năng lượng mặt trời. → Như đất nước Indonesia, đất nước thiếu nước ngọt, họ dùng năng lượng mặt trời để tái tạo nước biển thành nước ngọt.
  • Năng lượng mặt trời có vai trò rất quan trọng.
    1. Đầu tiên là duy trì sự sống của chúng ta, ví dụ như nhờ ánh sáng mặt trời chiếu vào, thì cây xanh mới có thể quang hợp.
    2. Có ánh sáng hỗ trợ con người làm việc và đi lại.
    3. Năng lượng mặt trời còn làm sạch bầu khí quyển.
    4. Khói bụi từ việc đốt than để tạo ra điện, sẽ vô tình làm ô nhiễm không khí, là nguyên nhân chính làm cho trái đất nóng lên.
    5. Sử dụng năng lượng mặt trời còn giảm chi phí điện. →Chúng ta thường trả giá quá cao cho điện, khi chúng được tạo ra từ than, khí đốt, trong khi năng lượng mặt trời rẻ hơn, chỉ cần 0.6$ cho một tấm pin mặt trời.

    5.  Bão mặt trời là gì?


  • Bão mặt trời hay còn gọi là gió mặt trời, được tạo ra bởi một vụ nổ xung quanh mặt trời, gây nên một sự bùng nổ ánh sáng.
  • Từ bề mặt trái đất, ta có thể quan sát được bằng kính viễn vọng.
  • Năng lượng bão mặt trời bằng 1 triệu quả bom hidro phát nổ. Hoặc bằng 10 triệu ngọn núi lửa.
  • Bão mặt trời nóng hàng triệu độ C.
  • Nó cũng có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang ở Trái đất.
  • Các cơn gió Mặt trời sẽ phát ra tia X và tia UV, nó di chuyển hàng triệu dặm mới đến được khí quyển trái đất, gây nên sự mất tín hiệu ở TV, hay máy tính.
  • Bão mặt trời xảy ra khoảng 25 năm / 1lần, và lần gần nhất xảy ra ở Canada năm 1989, nó đã gây mất điện trên diện rộng.
  • 6.  Mặt trời và tác hại đến mắt và da


  • Đầu tiên là tác hại đến da chúng ta.
    1. Nếu ta tiếp xúc với ánh nắng quá lâu, sẽ dễ khiến ta mắc ung thư da.
    2. Da sẽ lão hóa và nhăn nheo.
  • Hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể mệt mỏi.
    1. Nguyên nhân chính là trong ánh mặt trời có tia cực tím.
    2. Tia Cực tím có 3 loại là A, B, và C. Nhưng trong đó tia A nguy hiểm nhất, vì nó đi xuyên qua da và phá hủy các mô sâu hơn.
  • Tia UV cũng có hại rất lớn đến mắt.
    1. Vì khi ánh mặt trời chiếu xuống, ánh sáng phản chiếu trên cát, hoặc trên mặt nước, rồi chiếu lại vào mắt ta, dễ dẫn đến mù lòa, hoặc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.

    7.  Sự kết thúc của mặt trời.


  • Để mặt trời cháy thì nó phải có nhiên liệu. Đó là các chất khí, hay cụ thể hơn là khí hidro.
  • Mặt trời thiêu đốt khí Hidro, khi cạn khí hidro, nó sẽ sang đốt cháy khí Heli.
    →Tất cả quá trình này, sẽ diễn ra trong 130 triệu năm nữa.
  • Mặt trời vốn là trung tâm của cả Hệ mặt trời, vì sau quá trình đốt cháy khí, nó trở nên phình to hơn bao giờ hết. Và các ngôi sao ở xung quanh, kể cả trái đất chúng ta, đều bị nó nuốt chửng vào lòng.
  • Sau đó thì mặt trời tự sụp đổ, kích thước bị thu lại bằng trái đất chúng ta. Sau đó nó lại nguội đi, và phát sáng như những ngôi sao trên bầu trời khác. Và đó chính là ngày tàn của mặt trời.




  • Bài Viết Liên Quan