1

Nội Dung Bài Viết




1.  Mất ngủ là gì ?


 ●  Ngủ tiêu chuẩn

Ngủ tiêu chuẩn là gì ?

・Trung bình một người bình thường ngủ từ 7- 8 tiếng/ngày

・ Trong đó giấc ngủ phải đảm bảo đủ về thời gian

・ Ngủ đủ sâu

・ Cảm thấy thỏa mái khỏe khoắn sau khi thức dậy.

 ●  Mất Ngủ

  • Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm :
    1. Khó đi vào giấc ngủ
    2. Ngủ không sâu giấc
    3. Hay bị tỉnh giấc
    4. Khó quay lại giấc ngủ
    5. Vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy
  • Mất ngủ có thể gây tình trạng mệt mỏi khó chịu , ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
  • 2.  Nguyên Nhân Mất Ngủ


  • Áp lực
    1. Áp lực về công việc, trường học
    2. Sức khỏe, tài chính hoặc gia đình có thể khiến tâm trí hoạt động nhiều vào ban đêm, khiến bạn khó ngủ.
    3. Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống hoặc chấn thương, chẳng hạn như cái chết, hoặc bệnh tật của người thân
    4. Ly dị, hoặc mất việc - cũng có thể dẫn đến chứng mất ngủ.
  • Thói quen
    1. Thói Quen ngủ kém, bao gồm lịch đi ngủ không đều, ngủ trưa quá nhiều
    2. Các hoạt động kích thích trước khi đi ngủ
    3. Môi trường ngủ không thoải mái và sử dụng giường của bạn để làm việc, ăn
    4. Một số hoạt động ngay trước khi ngủ như xem TV, máy tính, chơi trò chơi, sử dụng điện thoại thông minh có thể cản trở chu kỳ giấc ngủ
    5. Ăn quá nhiều vào buổi tối. Có một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ là được, nhưng ăn quá nhiều có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu về thể chất khi nằm.
  • Bệnh
    1. Nhiều người cũng bị ợ nóng, một dòng axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản sau khi ăn, có thể khiến bạn tỉnh táo và mất ngủ.
    2. Rối loạn sức khỏe tâm thần và rối loạn lo âu có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
  • Công việc
    1. Lịch trình du lịch hoặc làm việc thay đổi.
    2. Nguyên nhân bao gồm độ trễ của máy bay do di chuyển qua nhiều múi giờ, làm việc muộn hoặc sớm hoặc thay đổi thường xuyên.
      → Do đó làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể. Vì nhịp sinh học cơ thể hoạt động như một chiếc đồng hồ hướng dẫn chu kỳ đánh thức giấc ngủ, trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể nên khi bị gián đoạn có thể dẫn đến mất ngủ.
  • Thuốc
    1. Nhiều loại thuốc theo toa có thể can thiệp vào giấc ngủ, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị hen suyễn hoặc thuốc huyết áp.
    2. Nhiều loại thuốc không kê đơn - chẳng hạn như một số loại thuốc giảm đau, thuốc cảm lạnh, và các sản phẩm giảm cân - có chứa caffeine
    3. Các chất kích thích khác có thể làm gián đoạn giấc ngủ như Caffeine, nicotine và rượu
      → Uống chúng vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối có thể khiến bạn không ngủ vào ban đêm.
  • Tuổi tác
    1.  Giấc ngủ thường trở nên ít nghỉ ngơi hơn khi già đi, vì vậy tiếng ồn hoặc những thay đổi khác trong môi trường là nguyên nhân làm người lớn tuổi bị đánh thức
    2. Lười vận động, Ít hoạt động thể chất hoặc xã hội, thiếu hoạt động có thể cản trở giấc ngủ ngon.
    3. Ngoài ra, bạn càng ít hoạt động, càng làm tăng khả năng ngủ trưa hàng ngày, điều này có thể cản trở giấc ngủ vào ban đêm.

    3.  Điều Trị Mất Ngủ


     ●  Thay Đổi Thói Quen

  • Lập thời gian biểu để đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm và thức dậy đúng giờ mỗi sáng.
  • Không nên ngủ muộn vào ngày cuối tuần vì sẽ phá hỏng chu kỳ ngủ mà cơ thể đã quen.
  • Không ngủ quá nhiều ban ngày hay quá 7-8 giờ/ngày.
  • Ngoài ra nên thư giãn trước khi ngủ: tắm nước ấm, nghe nhạc đọc sách báo, hay tập thể dục nhẹ nhàng (15-30 phút buổi chiều).
  • Ngoài ra có thể tập yoga hay tập thiền để giúp cân bằng lại tinh thần.
  • Giữ nhiệt độ phòng ngủ thích hợp, sẽ giúp dễ ngủ và không thức giấc giữa đêm.
  • Có chế độ ăn uống phù hợp khi bị mất ngủ
  • Hạn chế tối đa những thực phẩm có chất Cafe, nicotine vào buổi tối.
  • Hạn chế uống rượu, vì nếu say xỉn sẽ làm hôn mê bất tỉnh, giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn.
  • Ăn trước khi ngủ: Một bữa ăn thịnh soạn trước khi đi ngủ có thể làm đầy bụng, khó tiêu, gây khó chịu khi nằm và dẫn đến khó ngủ.
    → Vì vậy bữa chiều cần ăn đủ no (trước lúc đi ngủ 2-3 giờ và tránh những món ăn khó tiêu).
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm có thể giúp dễ ngủ vì có nhiều chất tryptophan như trứng gà sữa, bơ, phô mai, một số loại đậu, ngũ cốc.
  •  ●  Dùng Thuốc

  • Các bác sĩ thường không khuyên bạn nên dựa vào thuốc ngủ theo toa trong hơn một vài tuần, nhưng một số loại thuốc được chấp thuận cho sử dụng lâu dài.
  • Thuốc ngủ theo toa có thể có tác dụng phụ, chẳng hạn như gây ra sự uể oải vào ban ngày tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
  • Các benzodiazepin
    1. Thuốc có nhiều dẫn xuất được dùng nhiều nhất
    2. Mỗi dẫn xuất lại có những tác dụng an thần như: trấn tĩnh, giải lo âu.
    3. Điều trị rối loạn giấc ngủ do kích thích, mệt mỏi lo lắng. chống kinh giật, co thắt cơ.
    4. Đa số những thuốc này đều để lại những tác dụng không mong muốn gây khó chịu như lờ đờ, vật vã, chếnh choáng...
    5. Những điều cần chú ý : bị lệ thuộc nếu dùng liều cao, lâu dài. Khi không dùng thuốc, có hiện tượng cai thuốc như nhức đầu, mất ngủ, lo âu, đau và căng cơ, dễ bị kích thích, lú lẫn, có thể bị run, co giật, ảo giác và quên.
    6. Cần có sự chỉ định liều lượng, thời gian sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.

    ・Các loại thuốc phổ biến khác

    1. 1. Buspiron tác dụng trị lo âu là chính, không gây an thần
    2. 2. Captodiam tác dụng trấn tĩnh nhẹ
    3. 3. Etifoxin trị lo âu và điều hòa thần kinh thực vật
    4. 4. Hydroxyzin với thần kinh dễ kích thích và gây ngủ nhẹ
    5. 5. Mephenoxalon dùng trong căng thẳng thần kinh, tăng xúc cảm, rối loạn thần kinh thực vật. meprobamat với lo âu, thần kinh bị kích thích và khó ngủ
    6. 6. Trimetozin gây trấn tĩnh, giải lo âu nhưng không gây ngủ và không thư giãn cơ
    7. 7. Valnoctamid gây trấn tĩnh giải lo âu do rối loạn chức năng

     ●  Phương pháp dân gian

  • Xoa bóp bấm huyệt điều trị mất ngủ
    1. Bấm huyệt giúp thông kinh hoạt lạc, chữa trị nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh mất ngủ.
    2. Một số vị trí huyệt đạo giúp điều trị mất ngủ: huyệt nội quan, huyệt thần môn, huyệt tam âm giao, huyệt dũng tuyền, huyệt phong trì, huyệt ấn đường, huyệt thái dương, huyệt thiên trụ.
    3. Điều trị bấm huyệt cần kiên trì và thực hiện đều đặn, đồng thời hạn chế sử dụng các chất kích thích và giữ cho tinh thần ổn định.
  • Ngâm chân thảo dược
    1. Một số bài thuốc thảo dược có thể sử dụng cho ngâm chân như: quế, sả, gừng… ngâm chân giúp lưu thông máu, tăng khả năng miễn dịch.
    2. Việc ngâm chân thảo dược mỗi tối bằng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ làm hệ thống trung khu thần kinh được kích thích nhẹ, thoải mái, giải tỏa căng thẳng.
  • Dùng thuốc thảo dược
    1. Các bài thuốc đông y điều trị mất ngủ thường sử dụng nguyên liệu các loại cỏ cây, thảo dược.
    2. Những bài thuốc này thường không hiệu quả ngay lập tức, nhưng an toàn, và không gây tác dụng phụ, có tác dụng hoạt huyết, dưỡng não, thông mạch, cải thiện tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
    3. Một số thảo dược cam thảo, tâm sen, táo nhân,Lạc Tiên, Lá Vông Nem, Trinh Nữ, nữ lang, Bình Vôi…
  • Châm cứu điều trị mất ngủ
    1. Châm cứu chữa mất ngủ là phương pháp trị liệu theo y học cổ truyền,áp dụng những y lý Đông y
    2. Tác động vào các huyệt đạo nhất định giúp người bệnh tìm lại giấc ngủ ngon và sâu.
    3. Châm cứu được đánh giá là phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả cao và an toàn nhất hiện nay, không cần dùng thuốc. 




    Bài Viết Liên Quan